Pages

Thứ Ba, 4 tháng 12, 2012

Bay theo những cánh diều


Bay theo những cánh diềuGió vẫn thổi vù vù, ùa vào nhà, lật tung và quăng tờ lịch xuống đất. Bây giờ là tháng giêng mà!

Bay theo những cánh diều
ảnh minh họa
Đúng rồi. Tháng giêng là tháng của những cơn gió. Gió thổi lồng lộng, gío kiến thằng bù nhìn vẫy tay xua chim nhiệt tình hơn, gío lùa những ngón tay to của mình làm rối tung mái tóc những cây dừa. Tháng của trò chơi thả diều... Bầu trời cao hơn ruộm vàng màu nắng và những con diều, không cầu kỳ với chiếc khung to dầy ren tua như của các nghệ nhân mà thật đơn sơ, thậm chí xấu xí, nhưng nó mang trên đó bao kỳ vọng của trẻ thơ: "Cao hơn, cao hơn nữa đi!".

Trong óc tôi chợt hiện lên một hình ảnh chú bé cởi trần, mớ toc' cháy nắng, tay cầm lon, tay quấn chỉ, mắt đăm đăm hướng về phía con diều với niềm say mê bất tận "cao hơn, cao hơn nữa đi!". Đó chính là tôi của năm, saú năm về trước. Mùa diều nào cũng vậy, chú ấy đã làm tôi tự hào biết mấy với đám con nít xóm trên về những con diều rất ư to, đẹp. Nhưng cả hai năm nay, không còn ai làm diều cho hai anh em tôi nữa. Tôi vĩnh viễn mất chú ấy rồi. Đó là người mà trừ những người thương yêu trong nhà ra, không ai tôi có thể quí hơn được.

Tôi lần dở những trang an-bom trong óc. Mỗi trang đều hiện lên hình ảnh chú ấy...

... Hồi xưa, không biết đã bao lâu, khi giặc Tây đã rút đi, ông nội tôi cùng với người bạn thân nhất của mình từ Sài Gòn về đây phá hoang mang theo những người vợ rất trẻ của mình. Thế là mọc lên hai ngôi nhà cạnh nhau, cùng nhìn ra sông, cùng sinh họat chung một bên sông... Hai nhà sinh con đẻ cháu và đám trẻ này được quí như của chung, cùng leo trèo ổi, mận của hai nhà, cùng nghe chuyện kể không bao giờ kết thúc của hai người già. Xích mích cũng có đôi khi nhưng cuối cùng vui vẻ cả.

Chú Nhân là con trai út của chú Tám. Tôi gọi bằng chú vì theo ngôi thứ chứ thật ra tuổi của chú chỉ đúng bằng tuổi của chị lớn của tôi thôi. Nói đến một chàng trai nông thôn, người ta thường liên tưởng đến một gương mặt chất phác, mớ tóc húi cua, những cơ bắp cuồn cuộn, tấm lưng rộng tạo vóc dáng dậm thấp. Út của tôi (tôi thường gọi vậy) thì không. Nhìn vào người thanh niên này bạn có thể thấy tất cả những gì thanh tú, ngời sáng: thân hình cao thẳng, khuôn mặt thuôn thuôn với nước da nâu hồng mịn màng, đôi mắt to với tia nhìn thẳng đôi lúc xa xăm, trông có vẻ lạnh lùng nhưng thật đáng tin cậy, cộng với chiếc mũi thẳng khiến chú đẹp như một thiên thần trong tranh thánh mà tôi đã được xem ở nhà anh thợ vẽ quảng cáo. Tôi cũng không hiểu sao công việc nặng nhọc lại không làm mất đi vẻ thanh tú đó.

Chú Út là một chàng trai tốt, gánh vác mọi việc trong nhà nhất là khi anh trai sang ở quê vợ. Chú khỏe mạnh và cũng thật khéo tay. Mùa diều nào chú cũng làm cho anh em tôi những co diều thật đẹp. Những lúc như vậy, chi Hai tôi lại dò dò đi nấu khoai khao mấy chú cháu. Chị Hai nói: "Út làm diều đẹp vì Út mơ làm phi công, Út sẽ bay như diều vậy!". Tôi để ý thấy dạo ấy chị tôi và chú có một cái gì đó khang khac'. Buồn nhất là họ không còn tắm sông chung với nhau nữa, chỉ đôi khi chị mang đồ ra giặt lúc chú tập bơi cho lũ chúng tôị Chứ trước kia thì vui khỏi phải nói. Cả hai băng sông mót dái khoai (củ nhỏ, mọc trên dây) về nấu, leo chót vót lên đọt bần hái trái chín sau đó "bom" ùm xuống sông,... rồi những vụ mùa cùng giúp người lớn vỡ khoai, kết bó chở lên chợ bán những cành mai trong những ngày sắp tết... Những ngày ấy thật đáng nhớ.

Nhưng đâu phải lúc nào con người ta cũng gặp đều tốt đẹp. Ông Tám đau nặng và qua đời. Đó là một mất mát lớn đối với chúng tôi. Chú Út phải nghĩ học vì hiện giờ chú là người đàn ông duy nhất của gia đình. Ước mơ không thành. Sau đó, chú xin được một chân "ta chạp" trong lò đường bên kia sông. "Tả chạp" là gì không hiểu chỉ biết là chú phải giúp việc cho những người nấu đường. Độ vài ba ngày chú mới về nhà, vào lúc chạng vạng tối, và lần nào cũng như lần ấy, ghé vào nhà bếp gọi chị tôi.

- "Cho Hòa cái này nè!".

Và tôi biết. Đó là một cây mía rốc vỏ sẵn được nhúng vào chảo đường luc' đường đang tới. Chị tôi thích món đó lắm. Món quà thật hấp dẫn nhưng luôn kiến chị tôi nhớ lại một lần, cũng "Cho Hòa cái này" và... và gói nhỏ đựng một chú chuột đỏ hỏn khiến chị một phen kinh hoàng.

Một năm sau, chị tôi trúng tuyển vào đại học. Trường ở tận thành phố nên chị phải ở lại ký túc xá. Nhìn chị quỳ trên giường thu sếp đồ đạc, nghe má dặn dò lối ăn cách ở, tôi buồn nẫu ruột, như thể chị sắp phải theo chồng biệt sứ vậy. Tôi cảm thấy mất mát một cái gì đó.

Chú Út vẫn đi đi về về, vẫn mang về cho tôi những cây mía nhúng đường nhưng trông chú có vẻ buồn. Sau đó vài tháng, chú cũng trúng tuyên nghĩa vụ. Tôi lại phải nhìn chú tới lui thu xếp đồ đạc, nghe bà T'am dặn dò lối ăn cách ở... tôi lại buồn nẫu ruột, cảm giác mất mát hệt như lúc chị Hai đi vậy... Chú đi rồi, chú Tư phải trở về ở, mang theo một bà thím mập ú ù và một lô con nít. Chúng đùa giỡn hò hét suốt ngày nhưng chẳng làm tôi vui được chút nào hết.

Có một lần về phép, cũng tháng giêng, chú Út cũng lại làm cho anh em tôi những con diều, vẫn rất đẹp, rất to, rất đáng tự hào. Chú nheo mắt nhìn tôi: "Có khi nào cu Ti mơ làm phi công không? Bay cao hơn diều mà chẳng cần sợi nhơ này đâu!"... Tôi không ngờ đó là lần cuối cùng, chú làm diều cho tôi.

Tôi nhớ hoài ngày chủ nhật hôm đó. Một thanh niên mặt quân phục ghé vào sân nhà bà T'am. Suýt nữa tôi đà reo lên... nhưng không phải, một khuôn mặt lạ. Anh ta có vẻ rất vội vàng, để lại trên ván một chiếc ba lô và ra đi. Điều gì vậy?... Những người phụ nữ oà lên nức nở. Tiếng khóc lần sang nhà tôi. Hai nhà cùng khóc như họ đã cùng đến đây, cùng xây dựng và cùng yêu thương con cái của nhau. Tôi hiểu điều gì sảy ra rồi. Tội nghiệp chị Hai, chưa kịp mừng vì trông thấy bóng quân phục lúc nãy thì... Chị bê thau quần aó đi như chạy về phía bên sông, ngồi xuống, ôm mặt nức nở, vai chị run lên. Còn tôi, tôi nấp sau chiếc xe bò lặng lẽ khóc. Tôi khóc cho chú và cũng vì thương chị nữa. Tôi đã lớn và đã phần nào hiểu được tình cảm của chú và chị.

Bây giờ cũng lại tháng giêng, gió vẫn lồng lộn trên ngọn cây. Ngọn dừa trên bến sông quay quắt những tàu lá như muốn làm vặn vẹo cả thân dừa cao kều còng xuống như tấm lưng người già. Nắng mưa, mưa nắng, thời gian cứ trôi và nó vẫn đứng đó như một nhân chứng ghi nhận tất cả những thay đổi của cuộc sống, của con người ở đấy.

Một cánh diều màu xanh ai đó thả rất cao đẫm nắng. Chú bay lên rồi ư! Không có sợi nhợ nào giữ được chú ư! Trong bộ đồ bay nhưng chú không ngồi trong máy bay mà bay với đôi cánh hẳn hoi, hệt như những thiên thần trong bức tranh thánh đằng nhà anh thợ vẽ quảng cáo...

Bích Phươn
g

0 nhận xét:

Đăng nhận xét